1.Lịch sử Phật giáo
- Lịch sử là nghiên cứu quá khứ, các sự kiện ảnh hưởng đến sự phát triển của loài người.
- Lịch sử Phật giáo sẽ bao gồm nhiều hoạt động: ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về các sự kiện, sự vật, hiện tượng xảy ra liên quan đến Phật giáo trong quá khứ đã tạo ra ảnh hưởng và hình thành nền Phật giáo như hiện tại.
- Một sự vật, hiện tượng nào đó một khi xảy ra tại một không gian và thời gian thì lập tức trở thành nguồn sử liệu, là các bằng chứng quá khứ tạo cơ sở tái tạo lịch sử.
- Lịch sử Phật giáo Việt Nam và lịch sử Phật giáo thế giới đều phải dựa vào phương pháp lịch sử, thông qua các bằng chứng khảo cổ, các tài liệu gốc hay các tư liệu viết lại lịch sử để tái hiện lại bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ, từ đó có được cái nhìn chính xác hơn về lịch sử Phật giáo.
2. Nghiên cứu lịch sử Phật giáo địa phương
- Sự liên kết giữa các cá thể trong tập thể cộng đồng, vùng miền, khu vực, quốc gia,.. thông qua các sự vật, sự kiện đã qua trong một không gian địa lý nhất định thì phong tục, tập quán, thói quen hay cả tín ngưỡng cũng sẽ có sự đồng nhất, từ đó tạo nên một bức tranh lịch sử rõ ràng và hoàn chỉnh hơn
- Là cơ sở để các nhà khảo cổ, các nhà nghiên cứu tái tạo lại lịch sử Phật giáo không chỉ của địa phương mà của cả dân tộc, thế giới.
3. Trung tâm Tư liệu Phật giáo Việt Nam tiến hành đề án nghiên cứu lịch sử Phật giáo địa phương
- Mục tiêu bước đầu đề ra cho đề án này là nghiên cứu lịch sử Phật giáo khu vực phía Bắc
- Mở rộng ra các khu vực lân cận và có một nguồn tư liệu chính xác đóng góp vào công cuộc nghiên cứu lịch sử Phật giáo Việt Nam cũng như lịch sử Phật giáo thế giới.